Hình ảnh

Hình ảnh

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

​“Con kiến” và lẽ công bằng

Không có “con kiến”, cũng chẳng có “củ khoai” nào, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật, lẽ phải, sự công bằng thuộc về những ai chấp hành pháp luật. 
Tài xế Lương Hoàng Mỹ bật khóc khi nghe tòa tuyên thắng kiện - Ảnh: N.Triều
Tài xế Lương Hoàng Mỹ bật khóc khi nghe tòa tuyên thắng kiện - Ảnh: N.Triều
Nhìn những giọt nước mắt rơi trên gương mặt tài xế Lương Hoàng Mỹ khi Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang tuyên cho ông Mỹ thắng kiện trưởng Công an huyện U Minh Thượng trong vụ kiện “neo xe cá” mà ông theo suốt 18 tháng qua mới thấy hành trình đi tìm công lý của người dân khó khăn như thế nào. 
Vụ kiện hành chính kéo dài gần 500 ngày, tổng số tiền bồi thường không lớn (gần 100 triệu đồng cho cả tài xế và chủ hàng) nhưng là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các cơ quan nhà nước khi làm trái pháp luật và cũng là tiếng chuông thúc giục người dân nên giành lấy cơ hội thực hiện quyền của mình.
Trước đó, tháng 6-2013, Công an tỉnh Hải Dương cũng nhanh chóng bồi thường 650 triệu đồng cho chủ hàng bạch tuộc ở Cần Giờ (TP.HCM) sau hai tháng bắt giữ sai xe hàng chở gần 2 tấn bạch tuộc. Chủ hàng đã bay từ TP.HCM ra Hải Dương để khiếu nại.
Vụ việc này cũng làm tốn khá nhiều công sức của chủ hàng nhưng nhanh chóng được khép lại vì có sự đồng hành của báo chí cũng như thái độ cầu thị, tôn trọng pháp luật của cơ quan Công an Hải Dương. 
Kết quả của hai vụ việc trên được dư luận quan tâm và ủng hộ, dù hành trình đi tìm công lý quá khác nhau, nhưng cũng là tín hiệu, cũng có thể là một lối ra cho những người dân đang “ôm những bộ hồ sơ dày” của mình tiếp tục đi tìm lẽ công bằng.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ

Để đảm bảo tính năng động của hoạt động hành chính đáp ứng các yêu cầu đặt ra của đời sống kinh tế, xã hội, trong cơ cấu của Chính phủ (Nội các) của hầu hết các nước ngoài các Bộ, cơ quan ngang bộ còn tồn tại một số cơ quan trực thuộc (sau đây gọi tắt là các cơ quan thuộc Chính phủ) khác có tính chất dễ điều chỉnh, thay đổi hơn tổ chức chặt chẽ của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ.


Các cơ quan này có chức năng hết sức đa dạng, có loại đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước tương tự như các Bộ, cơ quan ngang Bộ, có loại chỉ đơn thuần là cơ quan hành chính – sự nghiệp, có loại là cơ quan giúp việc cho Chính phủ. Chính vì chức năng đa dạng và phong phú như vậy nên việc tổ chức loại cơ quan này ở các nước rất khác nhau. Đây có thể coi là loại cơ quan có tính đặc thù cao nhất trong các cơ quan trung ương ở các nước, nó đặc biệt phụ thuộc vào cấu trúc Nhà nước, điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội và hoàn cảnh phát triển của từng quốc gia.

QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ- MỘT SỐ LUẬN ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC [*]

ThS. Ngô Huy Cương**
                                                            Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp,
Văn phòng Quốc hội


       Quyền lực là một hiện tượng xã hội phát sinh trong các tổ chức, có thể đòi hỏi hoặc bắt buộc các thành viên thuộc chúng phải tuân thủ các mục tiêu chung đã được đề ra. Trong các tổ chức này, cộng đồng chính  trị (với tính cách là sản phẩm của nền văn minh nhân loại) là một xã hội toàn diện và có cơ cấu chặt chẽ được xem là một quốc gia có uy quyền. Ở đây, quyền lực của giai cấp thống trị được uỷ nhiệm cho nhà nước để sử dụng lực lượng vật chất khuất phục các quyền lực khác và liên kết tất cả các hình thức hoạt động của con người trong cộng đồng chính trị. Con người có thể không tham gia vào một tổ chức cụ thể nào, nhung không thể không tham gia vào một cộng đồng chính trị, không thể không chịu sự ràng buộc của một quốc gia nào mà nhà nước là đại diện. Chính vì nhà nước có một uy quyền tối cao và bao quát như vậy, nên vấn đề nhà nước hay nói một cách khác, chính quyền là vấn đề quan trọng nhất của mọi cuộc cách mạng như các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã nói.